Đối với người dân Việt Nam, cà phê đã trở thành một loại thức uống thân thuộc từ lâu đời. Đặc biệt là đối với những người yêu cà phê, không chỉ đơn giản là uống mà chính là thưởng thức, nhâm nhi từng giọt cà phê hòa quyện cùng hương thơm phưng phức, dư vị nồng nàn đó không chỉ làm cho tinh thần được tỉnh táo mà còn làm giảm căng thẳng trong công việc.
Một không gian cổ điển, một tách cà phê ấm nóng, một chút hương thơm thoang thoảng, pha thêm chút nhạc du dương chính là nơi thăng hoa mọi cung bậc cảm xúc.
Mô hình cà phê rang xay kết hợp acoustic là một mô hình nghe lạ mà quen, không chỉ được thưởng thức cà phê ngon mà còn được nghe nhạc hay, vừa thỏa mãn được phần hồn lẫn phần vị.
Đó cũng chính là điểm nhấn riêng biệt đối với các dạng mô hình cà phê khác hiện nay.
Dưới đây là kinh nghiệm xây dựng một quá cà phê rang xay – acoustic, mong sẽ cung cấp được các thông tin hữu ích cho những ai đang ấp ủ giấc mơ kinh doanh mô hình cà phê này.
MỞ QUÁN CÀ PHÊ, HOT ĐẤY NHƯNG ĐỪNG ẢO TƯỞNG!
Ngày nay, kinh doanh quán cafe đang rất phổ biến, hàng loạt chuỗi cà phê mọc lên với đa dạng các loại phong cách. Kinh doanh cà phê có thể nhanh chóng mang lại doanh thu, lợi nhuận nhưng không phải ai cũng thành công.
I, CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:
1. Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước:
Bạn là một người đam mê kinh doanh, bạn đang có mong muốn khởi nghiệp từ một quán cà phê nho nhỏ cho bản thân mình nhưng chưa có bất cứ kinh nghiệm gì. Lời khuyên cho bạn trước hết nên học một Khóa học pha chế và Khóa học về kinh doanh, quản lý.
Khi bắt đầu làm việc gì cũng vậy, chúng ta phải nắm được nguồn gốc cũng như căn bản sau đó mới thực hiện tốt các bước chi tiết chuyên sâu. kinh doanh quán cafe cũng vậy, không chỉ đơn giản là kinh doanh thu lại lợi nhuận, bạn phải nắm vững các nguyên tắc, công thức pha chế, có như vậy việc kinh doanh của bạn mới tốt được.
Tại một số đơn vị đào tạo pha chế chuyên nghiệp như Học viện Jarvis, Hướng nghiệp Á Âu… các học viên ngoài việc được học những kiến thức về pha chế, còn được tư vấn hướng dẫn các tư duy kinh doanh, quy trình kế hoạch phát triển quán cafe của riêng mình. Đây là một điều rất cần thiết, đặc biệt là với những chủ quán chưa có kinh nghiệm gì về pha chế hoặc kinh doanh quán cafe thì đó là nơi lý tưởng để các bạn học hỏi được những kinh nghiệm quý báu.
Ngoài ra bạn có thể học hỏi kinh nghiệm mở quán cafe từ những người đi trước bằng cách vạch ra những tính toán chi tiết như:
- Các chi phí cần phải bỏ ra để thuê mặt bằng
- Thiết kế quán
- Vận hàng bán hàng,…
- Quản lý nhân viên
Và đưa ra dự tính cho thời gian hoàn vốn đầu tư. Sau đó hãy đem bản tính toán và kế hoạch này đến cho những người đã kinh doanh quán cafe để họ nhận xét, từ đó bạn sẽ có cái nhìn thực tế hơn trước bắt tay vào làm trực tiếp.
Chi phí cho việc học khoảng 10 -15 triệu.
2. Xây dựng chiến lược:
2.1 Mô hình cà phê rang xay kết hợp acoustic là gì?
Bạn thích uống cà phê nhưng lại lo ngại về chất lượng, nguồn gốc của các loại cà phê vỉa hè thì giờ đây mô hình cà phê rang xay đã giải quyết được nỗi lo đó. Được rang, xay, chế biến ngay tại chỗ, không chỉ đảm bảo được nguồn gốc mà còn giúp khách hàng an tâm về chất lượng an toànvệ sinh.
Cà phê được xay, pha và phục vụ tươi tại chỗ chắc chắn ngon hơn so với cà phê phin đã pha sẵn từ buổi sáng (thậm chí từ đêm qua) . Ngoài ra việc xay, pha tại chỗ sẽ khiến mùi thơm của cà phê cứ lan toả ra mãi khắp quán, khiến khách hàng an tâm và cảm thấy thoải mái với một không gian rất chất lượng.
Điều quan trọng nhất, quầy bar pha chế sẽ thực sự trở thành một sân khấu trình diễn của các thợ pha chế, từ đó tạo nên một sức sống và sinh khí tràn ngập, khiến ai đi ngang qua cũng bị ấn tượng tuyệt đối.
Quán Cà phê Acoustic đơn giản chỉ là hình thức quán cà phê vừa thưởng thức cà phê và vừa lắng nghe một nhóm nhạc nghiệp dư đàn Guitar và chơi trống Cajon, đây là 2 loại nhạc cụ phổ biến nhất của Acoustic, có thể có những nơi người ta sử dụng những bộ phách thêm.
Cái vui của việc thưởng thức cà phê Acoustic đó là sự tương tác giữa ban nhạc, ca sĩ và người nghe rất cao, chính bạn cũng có thể là ca sĩ đó, nếu bạn đủ tự tin ! Nghe nhạc Acoustic có cái gì đó rất trữ tình lãng mạn, êm diệu, không ồn ào, sôi động như nhạc sống mà lại lắng đọng và ngọt ngào. Mang đậm phong cách mộc, rất phù hợp với việc thư giãn.
2.2. Xác định phong cách kinh doanh:
Tạo ra sự khác biệt trước đối thủ. Trong hàng trăm đối thủ cạnh tranh trên thị trường, điều gì khiến cho quán cà phê của bạn trở nên khác biệt và thu hút khách hàng? Đây là điều mà bạn cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và định hướng được cho riêng mình. Bạn cần tìm được điểm đặc biệt riêng trong hương vị cà phê, cách phục vụ hoặc các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, những thứ mà chỉ riêng bạn có.
Mô hình cà phê rang xay kết hợp aucostic chính là điểm nhấn khác biệt cho phong cách của bạn. Không chỉ chuyên về hương vị, bạn còn làm thỏa mãn được phần hồn lẫn phần vị cho khách hàng. Đó chính là nét riêng khẳng định cho thương hiệu của bạn.
Không gian mang nét cổ điển, tạo cảm giác thư thái, yên tĩnh thích cho làm việc, học tập.
Đối với mô hình cà phê này, thường không gian sẽ mang chút cổ điển, yên tĩnh, thiết kế, màu sắc đơn giản tạo sự thoải mái, thư thái cho khách hàng.
Hoạt động nhạc acoustic chủ yếu sẽ diễn ra vào hằng đêm, từ khoảng 7h tối đến 10h tối, đó là thời gian lý tưởng để thư giản, giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
2.3. Xác định mục tiêu khách hàng:
Mô hình này chủ yếu hướng tới giới nhân viên văn phòng, người trẻ thích sự yên tĩnh, những người đam mê âm nhạc, các doanh nhân thành đạt thích sự riêng tư.
Không những có không gian yên tĩnh để làm việc, còn có thể hòa cùng niềm đam mê âm nhạc. Bạn không chỉ là người nghe nhạc, bạn còn có thể trở thành một ca sĩ trình diễn những ca khúc tâm đắc của mình cho mọi người.
Khi đã xác định được đối tượng mục tiêu bạn sẽ có được các kế hoạch thích hợp để triển khai ý tưởng và bắt tay vào kinh doanh quán cafe.
II, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
1. Tìm mặt bằng mở quán:
1.1Vị trí:
Mặt bằng sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến thành công của quán cà phê. Bạn cần phải xác định đối tượng khách hàng của mình là ai để có thể lựa chọn một địa điểm phù hợp.
Diện tích của một quán cà phê acoustic không cần quá rộng, nhưng phải có chất riêng, vị trí thuận tiện để khách hàng có thể tìm đến quán dễ dàng. Đối với phân khúc khách hàng chủ yếu là:những người trẻ thích yên tĩnh, nhân viên văn phòng, nhưng cũng có một phần là những người hơi chững tuổi, doanh nhân thành đạt, bạn nên chọn địa điểm là nơi giao thông thuận tiện, có vị trí mặt đường, ngã tư ngã ba đi lại thuận tiện, không nằm trong ngõ hẻm lắt léo, cần có chỗ đỗ xe thuận tiện… như vậy mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Tuy nhiên với nguồn vốn ít bạn có thể sẽ phải cân nhắc từ bỏ một trong những yếu tố trên để phù hợp với ngân sách của mình, ví dụ bạn có thể chọn mặt bằng ở trong ngõ rộng mà không cần phải mặt đường chính, đặc biệt là có chỗ để xe thoải mái cũng sẽ khiến khách hàng yêu thích.
LƯU Ý:
Bạn cần phải dò xét thật kỹ căn nhà muốn mua hoặc thuê để mở quán. Hãy tìm một chỗ đỗ xe quanh đó, đếm lượng xe cộ hoặc người đi ngang qua mỗi giờ. Bạn nên thực hiện vào nhiều thời điểm trong ngày để tính lượng khách hàng tiềm năng.
Diện tích, kết cấu của mặt bằng cũng rất quan trọng. Có thể chỉ cần một chi tiết nhỏ như khu vực quầy pha chế nhỏ sẽ chỉ đặt được máy pha cà phê mini hoặc máy pha cà phê gia đình, không thể đặt được máy pha cà phê nhà hàng phục vụ đủ nhu cầu của cửa hàng.
Ngoài ra cũng cần xem phong thủy có phù hợp với bản thân không. Đừng bao giờ nói không tin hay nhạo báng trước thế lực tâm linh. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Nhất là chuyện làm ăn, buôn bán thì càng phải cẩn trọng.
1.2. Xem xét kỹ thuê lại quán cần sang:
Nếu các bạn nhắm được quán nào mà các bạn cần sang lại, nếu có địa chỉ rõ ràng thì các bạn đừng có điện thoại trước, cứ đến quán uống giả vờ làm khách để nhìn trực tiếp xem quán đó hoạt động như thế nào, các bạn đến một lần chưa thể biết được đâu, phải đến vào các buổi sáng, trưa và tối và cách ngày ra nhé, đừng đến 1 ngày.
Sau đó phải hỏi những người xung quanh xem quán đó hoạt động lâu chưa, có khách không, ở đây có an ninh không…, rồi khi quyết đinh gặp trực tiếp người cần sang thì phải hỏi cho rõ thời hạn thuê như thế nào, còn không, hết được ký tiếp không, chủ nhà có ở chung không, lối đi chung hay riêng, nếu mà lối đi chung thì rắc rối lắm. Rồi điện nước tính như thế nào, nếu mình thuê nguyên căn thì không sao còn ở chung với chủ nhà thì phải rõ ràng, mập mờ là chết. Tiếp đến nếu đã đạt được thỏa thuận thì bạn phải yêu cầu gặp trực tiếp chủ nhà để khẳng định lại tính chính xác một lần nữa, đừng có mà đưa tiền cọc hay làm hợp đồng khi chưa trao đổi với chủ nhà nhé.
Bài học kinh nghiệm: Phải luôn tham khảo giá trước khi thuê mướn gì. Xem xét nhiều chỗ để lựa chọn nơi ưng ý nhất, phù hợp với túi tiền, quan trọng là không được nghe lời cò hay chủ nhà giới thiệu, phải tự bản thân kiểm tra tình hình vị trí đó có thuận lợi không.
1.3. Đặt tên quán:
Tên của quán cũng rất quan trọng, một cái tên nghe lạ mà quen, dễ nhớ, ngắn gọn sẽ gợi cho khách sự tò mò muốn khám phá quán của bạn. Cái tên cũng thể hiện phong cách của chủ quán, nên suy nghĩ thật chu đáo trước khi đặt tên quán, một phần tạo nên thương hiệu quán cà phê của bạn.
1.4. Chi phí thuê mặt bằng:
Chi phí thuê mặt bằng hàng tháng giao động khoảng 10 – 15 triệu đối với quán ở ngã tư, ngã ba, mặt tiền đường; nếu ở trung tâm có thể lên đế 20 – 40 triệu; 5 – 7 triệu/ tháng đối với quán trong hẻm.
Chi phí thuê mặt bằng sẽ chiếm khoảng 6 – 8% tổng ngân sách, phụ thuộc vào các điều kiện thuận lợi của mặt bằng đó. Bạn không nên thuê thời hạn quá lâu vì có thể đã đánh giá sai tiềm năng thị trường ở khu vực đó, tất nhiên, nếu như đã cân nhắc chắc chắn mọi yếu tố, bạn có thể thuê với thời hạn từ 3 – 4 năm hoặc lâu hơn.
1.5. Chi phí xây dựng:
Tùy vào sở thích chủ nhân và tình trạng mặt bằng của mỗi quán cà phê mà chi phí sửa chữa, xây dựng sẽ khác nhau, thông thường sẽ giao động từ 10-20 triệu đồng. Bởi vậy nên khi thuê/mua mặt bằng, bạn nên lựa chọn những mặt bằng có vị trí tốt, không bị hư hỏng quá nhiều để giảm chi phí xây dựng.
2. Thuê nhân sự:
Để tiết kiệm chi phí thuê nhân sự, bạn có thể tự đứng quầy, nếu quán nhỏ sẽ chỉ tốn thêm chi phí thuê nhân viên phục vụ và bảo vệ. Nếu quán lớn hơn, đặc biệt bạn không có đủ thời gian, nên thuê ít nhất 4 người: nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân và bảo vệ.
Mức lương chi trả trung bình một tháng sẽ dao động từ 7 – 15 triệu/ tháng cho chi phí thuê nhân viên.
Hãy chia sẻ kiến thức pha chế, tác phong phục vụ và niềm đam mê của mình với nhân viên. Vì nếu họ không có đam mê, không có kiến thức họ sẽ không thể cung cấp được dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của bạn được.
Bỏ thời gian 1 tháng đầu để đào tạo nghiệp vụ miễn phí cho nhân viên, cải thiện kỹ năng để đạt được chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất.
Nhân viên chính là người giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Từ khâu chào hỏi, giới thiệu đồ uống, thái độ phục vụ, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng cho đến khâu thanh toán, tạm biệt cũng cần phải hết sức hoàn hảo, không phải đòi hỏi hoàn hảo 100% mà phải tạo được cảm giác thân thiện, giúp họ cảm nhận được sự tận tình trong khâu phục vụ, khiến họ vui vẻ quay lại vào các lần tiếp theo.
Cần có các chính sách đãi ngộ, thưởng, phạt rõ ràng dành cho nhân viên để tạo động lực làm việc, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
3. Thiết kế và trang trí nội thất cho quán:
3.1. Thiết kế không gian quán:
Đây là lúc những ý tưởng về quán cà phê mà bạn mong muốn được thực hiện, bạn nên tìm một chuyên gia thiết kế tư vấn giúp bạn để hiện thực hóa nó, nhưng sự đầu tư cho thiết kế chỉ nên trong phần chi phí đã tính toán.
Mô hình cà phê rang xay kết hợp acoustic với tiêu chí không chỉ cung cấp cà phê thơm ngon mà còn là bầu không khí khách hàng muốn hưởng thụ khi đến quán. Đó chính là một không gian thư giãn, tĩnh tâm sau ngày dài làm việc mệt mỏi.
- Ánh sáng tuyệt vời nhất cho một quán cà phê là ánh sáng màu vàng.
- Sử dụng gam màu trung tính (màu nâu), trầm trong bố cục tổng thể. Những màu sắc này sẽ khơi gợi xúc cảm thư thái, nhẹ nhàng cho thực khách, xua tan những ồn ào của cuộc sống.
- Nội thất quán cà phê thường mang vẻ ấm cúng, nhẹ nhàng và sử dụng những chất liệu của tự nhiên như Tre, Gỗ.
- Lựa chọn bàn vuông hay bàn dài chữ nhật thay cho bàn tròn. Vì như vậy sẽ vừa tiết kiệm diện tích, vừa có thể tận dụng được hết những góc nhỏ trong quán café hoặc sử dụng bàn nhỏ, gối ôm và ngồi sàn sát tường.
3.2. Vật dụng trang trí:
Nếu bỏ công sức tìm kiếm thì bạn hoàn toàn có thể tìm được rất nhiều đồ còn sử dụng tốt với giá rẻ bất ngờ. Chi phí bạn nên bỏ ra với hạng mục này nằm trong khoảng 10% chi phí đầu tư ban đầu nhé. Ngay dưới đây sẽ tư vấn mở quán cafe nhỏ cần có những hạng mục mà bắt buộc bạn cần đầu tư ngay từ ban đầu là gì?
- Bàn, ghế (số lượng phù hợp với diện tích mặt bằng quán)
- Hệ thống làm mát như máy lạnh, quạt gió
- Hệ thống âm thanh
- Lọ, bình hoa, tranh ảnh trang trí
- Mạng internet, wifi…
Quán cà phê acoustic cần phải quan tâm đến việc đầu tư âm thanh thật tốt. Âm thanh sẽ giúp những bản nhạc của bạn dễ đi vào lòng người hơn.
Chi phí cho dàn âm thanh từ 15 -25 triệu.
Một trong những chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng, góp phần làm tăng giá trị thương hiệu của quá bạn trong mắt khách hàng đó chính là Thiết kế Menu lạ mắt, sáng tạo. Sự mới mẻ, khác lạ sẽ tạo nên sức hút lớn, khiến khách hàng luôn nhớ đến bạn.
3.3. Bàn ghế:
Trước khi quyết định mua bàn ghế, nội thất cho quán cà phê của bạn, bạn cần chọn được concept quán cà phê của mình, từ đó mới thống nhất được giữa các đồ dùng nội thất và cách trang trí bên trong sao cho phù hợp nhất.
Chọn các loại bằng ghế hoàn toàn bằng chất liệu gỗ tạo được cảm giác gần gũi, thân thiện, vừa tạo cho khách hàng sự thư thái, hòa hợp với thiên nhiên.
Về giá cả của bàn ghế thì thường có mức dao động rất lớn tùy thuộc vào kiểu dáng hình thức mà bạn lựa chọn: Giá ghế: Khá đa dạng từ 40.000 đồng (Ghế nhựa) – 700.000 đồng (Ghế cao cấp). Giá bàn: Đa dạng từ 80.000 (Bàn nhựa) – 1.000.000 (Bàn càphê cao cấp)
Nhóm vật dụng bàn ghế cũng không thể thiếu trong nhóm vật dụng cần thiết khi mở quán cà phê rồi đúng không nào. Các bạn hãy lựa chọn bàn ghế phù hợp với cách setup không gian, diện tích của quán…
3.4. Quầy pha chế:
Quầy pha chế là khu vực không thể thiếu khi kinh doanh các quán cà phê. Đây là nơi để chế biến, đặt các hệ thống máy tính để nhận đặt đồ, máy in để tính tiền cho khách… Tóm lại hầu hết các hoạt động của quán cà phê đều xảy ra tại đây.
Tùy theo từng thiết kế mà bạn có thể kết hợp quầy pha chế với bàn để những thực khách yêu thích có thể ngồi tại quầy, vừa thưởng thức đồ uống vừa chiêm ngưỡng quá trình pha chế. Tuy nhiên tại các quán cà phê mô hình nhỏ, đa phần quầy pha chế chỉ được sử dụng để order, thanh toán và pha chế chứ hiếm khi kết hợp với bàn cho khách.
Giá để làm quầy pha chế sẽ dao động từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng tùy thiết kế.
3.5. Tủ trưng bày:
Nếu bạn có ý định mở rộng menu của mình thêm phong phú và phục vụ các món ăn kèm như bánh ngọt, bánh mỳ… thì bạn cần chuẩn bị thêm một chiếc tủ kính trưng bày và bố trí ở khu vực thanh toán. Không nhất thiết phải có diện tích quá lớn mà tủ trưng bày chỉ cần đựng vừa đủ số lượng bánh bán mỗi ngày, và đặc biệt kích thước cần phù hợp với không gian của quán.
3.6. Tủ lạnh:
Chắc chắn rồi, quán cà phê cần có ít nhất một chiếc tủ lạnh để bảo quản các loại nguyên liệu như sữa, trái cây, kem, soda,… Tủ lạnh âm là lựa chọn khá tốt để tiết kiệm diện tích quán. Tuy nhiên vấn đề quan trọng bạn cần nhớ là thể tích của tủ phải thích hợp chứa được tất cả nguyên liệu cần thiết. Nếu bạn có ý định thêm các món kem vào thực đơn thì trang bị thêm một chiếc tủ đông là rất cần.
4. Trang thiết bị, dụng cụ:
4.1. Nhóm dụng cụ pha chế
4.1.1, Máy pha cà phê:
Nếu bạn đang có ý định mở quán cà phê và muốn tìm hiểu về các dòng máy cà phê thì có thể tham khảo 2 dòng máy hiện có trên thị trường đó là máy pha cà phê bằng tay và máy pha cà phê tự động.
Với máy pha cà phê tay thì phù hợp với những quán cà phê có quy mô nhỏ, còn máy pha cà phê tự động thì thích hợp với những quán cà phê có quy mô lớn, lượng khách đông, menu đồ uống phong phú, bởi dòng máy hiện đại này có sự tích hợp của khá nhiều những tính năng mới như xay hạt cà phê, ép nén pha bột thành những cốc cà phê espresso thơm ngon hay những cốc cappuchino, latte hấp dẫn.
Một chiếc máy pha cà phê tự động sẽ tích hợp được đầy đủ các tiện ích, giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí.
Vì sao nên pha cà phê bằng máy?
- Thứ 1:Một trong những lợi ích lớn nhất phải kể đến khi sử dụng máy pha cà phê là nó giúp bạn chiết xuất gần như đầy đủ các hương vị của hạt cà phê dưới tác dụng của áp suất và nhiệt độ đảm bảo được chất lượng cà phê.
- Thứ 2: Máy pha cà phê giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian phục vụ khách hàng. Thời gian một để hoàn thành một ly cà phê ngon chỉ mất 1-2 phút tha vì mất 10-15 phút như pha cà phê phin hay các phương pháp pha chế cà phê khác. Điều này giúp bạn tối đa được năng suất phục vụ khách hàng.
- Thứ 3: Tiết kiệm tối đa lượng cà phê so với các cách pha cà phê thông thường khác: bạn chỉ mất khoảng 9gr cà phê cho 1 ly đơn hoặc 16g cho 1 ly đôi trong khi cà phê pha phin mất đến 25g/ ly. Trung bình với 1kg cà phê bạn sẽ pha được khoảng 60 ly pha phin nhưng có thể pha được đến 100 ly cà phê pha máy.
- Thứ 4: Lợi ích vô hình của máy pha cà phê đó là nó đóng góp vào hình ảnh và không khí của một quán cà phê đồng thời tạo sự tin tưởng của khách hàng. Khách hàng thấy được bằng mắt quá trình ly cà phê của mình được làm ra, từ hạt cà phê xay pha cafe , trong vô thức tạo nên cảm giác an toàn và yên tâm cho khách hàng.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều những thương hiệu máy pha cà phê tự động uy tín là: Akira, Lun Teco, Faema, Casadio, Rancilio, Nuova Simonelli, La Marzocco, Nuova Simonelli… Với mức giá dao động: Từ 5.000.000 đồng – 150.000.000 đồng hoặc có thể hơn tùy công suất và chức năng tích hợp của máy. Bạn hãy tùy thuộc vào khả năng tài chính, quy mô của quán cũng như menu đồ uống của bạn để lựa chọn loại máy phù hợp nhất nhé.
4.1.2. Máy xay cà phê hạt:
Trong những vật dụng cần thiết khi kinh doanh quán cafe không thể thiếu được đó là dụng cụ mà bất cứ chủ cửa hàng cà phê nào cũng nên chú trọng đầu tư đó là máy xay cà phê, bởi khi sử dụng máy xay hạt bạn sẽ tạo ra những cốc cà phê ngon hơn và đậm đà hơn nhiều so với việc sử dụng nguyên liệu là các loại cà phê xay sẵn không thể nắm rõ nguồn gốc.
Đặc biệt rằng, với thị hiếu ngày càng phát triển như ngày nay, các khách hàng uống cà phê trở nên yêu thích, hiểu biết và khắt khe về chất lượng cà phê hơn nhiều. Để phục vụ nhu cầu ngày càng cao này của khách hàng, bạn nên phân biệt và chuẩn bị được các loại cà phê khác nhau. Ví dụ để pha cà phê phin thì độ mịn cà phê yêu cầu là 6-12/40 grind, để pha Espresso thì độ mịn yêu cầu là 1-5/40 grind.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, các loại máy xay cà phê hạt đã trở lên phổ biến hơn với các dòng như Feima, Baratza, Welhome, Robust,… và mức giá dao động từ 1,500,000 – 20,000,000 đồng tùy chức năng và nhãn hiệu.
4.1.3, Máy xay sinh tố:
Trong các quán cà phê thì việc có một menu phong phú sẽ là cách để bạn mở rộng tập khách hàng của mình, và việc bổ sung thêm các loại nước ép, nước sinh tố là điều cần thiết. Và với các món đồ uống này thì bạn cần chuẩn bị máy xay sinh tố, tốt nhất nên là các loại máy xay chuyên dụng, công suất lớn vì tại cửa hàng thì máy xay sẽ cần hoạt động liên tục trong thời gian dài.
Các loại máy xay sinh tố chuyên dụng trên thị trường hiện nay bạn có thể tham khảo là Kuvings, Gorenje Power Blender, Ozzen HAF, Panasonic… với mức giá từ 1,2 triệu – 10 triệu tùy công suất và thương hiệu
4.1.4, Bình lắc pha chế:
Bên cạnh sản phẩm chính là cà phê, bạn còn phải đa dạng hóa thức uống của mình, chiếc bình shaker là món đồ thiết yếu không thể quên.
Công dụng của bình lắc chính là hòa trộn hoàn toàn các nguyên liệu với nhau để mang đến hương vị đồ uống tuyệt vời nhất. Đây cũng là một trong những vật dụng cần thiết khi mở quán cà phê.
Trên thị trường hiện nay đa số các loại shaker đều được làm bằng inox bởi độ bền và an toàn cao hơn những shaker làm bằng nhựa. Trong đó thì shaker cũng được chia thành hai loại là shaker standard làm hoàn toàn bằng inox và boston shaker đặc biệt hơn với một nửa là inox một nửa là thủy tinh.
Với boston shaker thì phần thủy tinh thường được chia các vạch để người pha chế có thể định lượng thành phần nguyên liệu luôn, thay cho cốc định lượng thông thường.
Một bình lắc thông thường có giá dao động từ 50.000 – 150.000 đồng hoặc có thể cao hơn tùy loại và thể tích.
4.1.5, Bình xịt kem tươi:
Bình xịt kem tươi thường được dùng để tăng hương vị và trang trí cho những món đồ uống như cà phê, đồ đá xay hay trà sữa… vì thế cũng rất cần thiết đối với các quán cà phê. Các loại bình xịt kem hiện nay trên thị trường bạn có thể tham khảo là Mosa, ZenHome, iSi… với giá dao động từ 700.000 – 1.500.000 tùy từng thương hiệu và dung tích.
4.1.6, Máy đánh sữa tạo bọt:
Máy đánh sữa tạo bọt là một dụng cụ khá tiện ích mà bạn cần chuẩn bị, công dụng của máy đánh sữa tạo bọt này là tạo ra lớp bọt bông mềm từ sữa để trang trí phía trên những ly cà phê latte hay capuccino hảo hạng. Thương hiệu máy đánh sữa tạo bọt nổi tiếng trên thị trường hiện nay không thể bỏ qua Kahchan, Procafffe, Gemilai… với giá cả chỉ dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
Ngoài những vật dụng cần thiết khi mở quán cà phê, tùy thuộc vào quy mô, khả năng và mô hình mà bạn có thể sắm thêm các dụng cụ như: máy xay đá, máy đánh trứng, khuôn rắc cacao, máy vắt cam chanh…
4.2. Nhóm dụng cụ phục vụ:
4.2.1, Ly(cốc):
Việc sử dụng ly, cốc hay chén cho các món đồ uống cà phê thường không khắt khe như với các đồ uống có cồn như rượu, cocktail… mà bạn có thể tự do lựa chọn tùy thuộc vào sở thích hay concept của quán. Tuy nhiên việc chuẩn bị các loại cốc khác nhau như cốc thủy tinh, ly sứ… để phục vụ các món đồ uống khác nhau như nước ép, sinh tố, cà phê espresso, cappuccino hay latte cũng là điều rất cần thiết.
Bên cạnh các loại cốc dành cho khách hàng uống trực tiếp tại quán thì bạn cũng đừng quên chuẩn bị, ly/cốc nhựa cho những loại đồ uống có kem, sữa hay cốc giấy cho những loại đồ uống nóng để khách hàng có thể dễ dàng mang theo một cách thuận tiện nhất. Giá ly cốc dao động từ 5.000 – 35.000 đồng/chiếc tùy từng loại.
4.2.2, Giá treo ly:
Thông thường giá treo ly được các quán đồ uống lựa chọn dùng để trang trí, tạo không gian độc đáo mới lạ cho khu vực quầy bar là chủ yếu. Tuy nhiên để tiết kiệm diện tích quán, hoặc do khu quầy bar có diện tích quá nhỏ, bạn hoàn toàn có thể dùng những giá treo ly này như một khay đựng ly độc đáo. Giá của loại giá treo ly này sẽ dao động từ 700.000 – 3.000.000 đồng tùy theo độ dài rộng. Đây chắc chắn là một trong những vật dụng cần thiết khi mở quán cafe mà bạn cần bài sắm.
4.2.3, Khay bưng đồ chuyên dụng:
Trong nhóm dụng cụ phục vụ thì các chủ cửa hàng còn cần đặc biệt chuẩn bị các khay bưng đồ chuyên dụng nữa. Việc sử dụng khay bưng đồ là điều cần thiết để thể hiện sự chuyên nghiệp của quán cà phê, việc bưng cốc bằng tay vừa làm khách hàng cảm thấy thiếu chuyên nghiệp, vừa gây khó khăn cho nhân viên phục vụ với những loại đồ uống nóng.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều những khay bưng đồ chuyên dụng có tính năng chống trượt, không làm ảnh hưởng đến ly cafe khi bạn di chuyển. Giá dao động từ 50.000 – 100.000 đồng một chiếc.
Ngoài những dụng cụ phục vụ trên thì các chủ cửa hàng cà phê có thể chuẩn bị thêm các dụng cụ như thẻ số mica để phục vụ việc đặt món và chờ món tại bàn dễ dàng, các miếng lót cốc, gạt tàn.
4.3. Nhóm dụng cụ khác:
Tuy là những nhóm dụng cụ phụ tuy nhiên cũng không thể thiếu được trong nhóm những vật dụng cần thiết khi mở quán cafe. Cùng xem là những vật dụng nào nhé:
Để thuận tiền cho việc thanh toán thì một chiếc máy in là rất cần thiết.
- Máy in hóa đơn: Máy in hóa đơn (In bill) dùng để trực tiếp in hóa đơn đưa cho khách khi tính tiền. Hiện nay có 3 loại máy in phổ biến (LAN, USB, Bluetooth) có cơ chế hoạt động hoàn toàn khác nhau với 2 loại khổ giấy phổ biến (Khổ 57mm và khổ 80mm).
- Camera quan sát – chống trộm: Giúp chống kẻ cắp từ bên ngoài cũng như kiểm soát nhân viên từ bên trong. Một số dòng camera hiện nay có thể theo dõi từ xa. GIá từ 450.000 đồng – 2.500.000 đồng tùy loại.
- Máy in tem: Máy in tem dùng để ghi chú các order dán trực tiếp các ly nhựa trong quán cafe để nhân viên phục vụ chế biến dễ dàng (Ví dụ: Trà sữa trân châu + thạch trái cây). Giá: Từ 2.500.000 đồng trở lên
4.4. Các loại chi phí khác:
4.4.1, Phí nguyên liệu, vật liệu:
Chi phí nguyên vật liệu cũng rất quan trọng và chiếm một phần quan trọng trong tổng chi phí mở quán cà phê rang xay. Cùng xem danh sách chi phí nguyên vật liệu gồm những gì nhé:
4.4.2, Phí duy trì hoạt động:
Ngoài những chi phí đầu tư cần thiết ngay từ ban đầu thì bạn cũng cần biết rõ rằng với mỗi tháng hoạt động bạn sẽ cần quan tâm đến chi phí duy trì nữa, các loại phí này sẽ bao gồm:
- Tiền điện hàng tháng: 2,5 – 3 triệu tùy vào diện tích mặt bằng
- Tiền nước hàng tháng: 1,5 – 2 triệu
- Tiền internet, truyền hình (nếu có): 500.000 – 700.000 đồng
- Tiền thưởng lễ, tết, liên hoan, khuyến khích… cho nhân viên: 2 – 3 triêu.
4..4.3, Chi phí phát sinh:
Khi tính toán chi phí mở quán cà phê rang xay thì không thể thiếu được chi phí phát sinh, gồm khá nhiều khoản chi phí lặt vặt mà bạn cần nên biết. Dưới đây là các khoản chi phí phát sinh bạn nên biết:
- Cuối cùng có một loại chi phí nữa mà bạn cũng cần dự phòng và lường trước đó là chi phí phát sinh, những chi phí này có thể là:
- Chi phí hỏng hóc sửa chữa đồ dùng vật liệu: 10 – 15 triệu
- Chi phí tặng, biếu quà đối tác, nhà cung cấp…: 5 – 10 triệu
- Chi phi dự phòng cho những tháng đầu chưa có lãi: 100 – 150 triệu
5. Đăng ký giấy phép kinh doanh:
Đăng kí kinh doanh bao gồm: lệ phí đăng kí kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, ước tính khoảng 1.5 – 2 triệu đồng.
Bài học kinh nghiệm: Ông nào trên chức bạn thì cứ “mồi” một ít cho nhẹ nhàng (khoảng vài trăm), tình cảm. Họ không ngại lấy đâu, nhưng cứ thử “không cho” xem, rồi bạn sẽ thấy.
6. Quảng cáo, Marketing cho quán:
- Đăng kí với Google địa điểm của quán để có thể check in.
- Tạo tài khoản trên các trang ẩm thực để tăng tương tác: Lozi, Foody, Now Delivery…
- Có thật nhiều chương trình khuyến mại, tặng quà nhằm kéo khách hàng tới trong giai đoạn đầu.
- Tạo Fanpage Facebook, tối ưu Fanpage để tương tác tốt hơn. Đăng bài thường xuyên với nội dung chủ yếu nói về điểm đặc biệt của quán (điều này sẽ giúp thu hút đối tượng khách hàng phù hợp).
- Tham gia các group âm nhạc, group Hội những người yêu thích cà phê, hội những người khởi nghiệp kinh doanh quán cafe để quảng bá quán cũng như thu lượm thêm kinh nghiệm, kiến thức.
- Chạy quảng cáo địa điểm lân cận sẽ giúp những khách hàng ở gần đó biết đến quán của bạn. (phát tờ rơi).
- Đăng ký tham gia các buổi gian hàng cà phê.
- Kêu gọi bạn bè thân thiết quảng bá, giới thiệu quán.
- Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý thu chi, nhân viên.
- Nếu như bạn có nguồn vốn lớn, đăng ký tài trợ cho các buổi diễn thuyết, hội nghị, thể thao, sự kiện quốc tế thông qua sự quen biết, các mối quan hệ để tạo dựng thương hiệu.
- Tự mình tổ chức các cuộc thi pha chế, lặp đi lặp lại tên thương hiệu để khiến mọi người nhớ đến nhiều hơn.
- Tham gia các sự kiện chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết kinh doanh quán cafe để học hỏi thêm kinh nghiệm.
- Học hỏi kinh nghiệm từ những người thất bại và thành công bạn sẽ nhận được nhiều bài học quý báu.
Tóm lại, để kinh doanh một quán cà phê rang xay kết hợp acoustic bạn cần nguồn vốn khoảng 300 – 500 triệu, dựa vào đối tượng bạn hướng đến để có thể thiết kế quán phù hợp. Hãy tìm đến những đội ngũ chuyên gia để được tư vấn, hãy luôn lắng nghe ý kiến, lời khuyên từ những người từng trải để tự đúc kết cho mình kinh nghiệm và bài học kinh doanh tốt nhất.
Mong những chia sẻ trên sẽ giúp bạn thực hiện được giấc mơ kinh doanh quán cafe của mình. Chúc bạn thành công!
PHIN VIỆT tự hào là nhà cung cấp hàng đầu về các thiết bị pha chế chuyên nghiệp với giá cả hợp lý nhất, cam kết chất lượng, đảm bảo mang đến sự hài lòng 100% cho khách hàng.
Nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hưởng các chiết khấu ưu đãi nhất.
Xem ngay các bài viết hữu ích khác: