Bí quyết sở hữu thành công quán cà phê mới của riêng bạn

Bí Quyết Sở Hữu Thành Công Quán Cà Phê Mới Của Riêng Bạn Min

Mở một quán cà phê thành công bạn sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc như nào?

Mở một quán cà phê mới – Xin đừng ngần ngại thử thách bản thân!!

“Quả ngọt” sẽ không bao giờ đến với những người chỉ biết ngồi và chờ đợi, cách duy nhất bạn có thể cải thiện chính là tự làm khó bản thân hay nói cách khác hãy thử thách bản thân và thoát ra khỏi cái vỏ bọc an toàn.

Nếu bạn muốn có một quán cà phê thành công bạn cần phải thúc đẩy thêm nguồn năng lượng và sự sáng tạo của mình, hãy thử đưa ra những ý tưởng kinh doanh quán cafe độc đáo và không ngần ngại lao vào chúng.

Quan Ca Phe
Hãy tự mình thúc đẩy năng lượng

Thành công của quán cà phê không xuất hiện một cách tự nhiên mà nó đến từ sự quyết đoán, từ sức mạnh và niềm đam mê trong chính con người bạn. Hãy dám nghĩ dám làm và tìm kiếm những “quả ngọt” của chính mình.

kinh doanh quán cafe
Thành công là một hành trình

Và hãy cố gắng cải thiện cho ý tưởng của mình bằng cách học hỏi, tham khảo những quán cà phê đã thành công, nó thực sự sẽ có giá trị thôi thúc bạn tiến lên đạt được mục tiêu mình mong muốn dễ dàng hơn bao giờ hết.

Hơn ai hết Phin Việt hiểu những khó khăn mà bạn đang mắc phải, bài viết dưới đây sẽ là những kiến thức hữu ích và chính là bước cơ bản để bạn chạm tay vào chiến thắng trong chính dự án kinh doanh quán cafe mà bạn mơ ước.

Bắt đầu lập dự án kinh doanh quán cafe hằng mơ ước

Hãy viết bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, nó đóng vai trò như kim chỉ nam giúp bạn thực hiện được những bước đi đầu tiên trong quá trình xây dựng quán cà phê của riêng mình. Bạn cần bám sát những gì đã nêu để tiến tới thành công hoặc sử dụng nó để gửi tới nhà đầu tư tiềm năng nhằm kêu gọi vốn đầu tư cần thiết khi bạn không thể tự mình đảm bảo số vốn cần thiết cho việckinh doanh quán cafe.

Lưu ý: để lập một bản kế hoạch kinh doanh chất lượng, bạn cần phải nắm rõ về lĩnh vực kinh doanh cà phê, tiếp đó là xác định bạn sẽ thực hiện kế hoạch đó như thế nào và đối tượng bạn nhắm đến là ai?

Phin Việt sẽ hướng dẫn các bạn những nội dung cơ bản cần có trong bản kế hoạch kinh doanh:

I. Nhận biết về thực thể kinh doanh

Về mặt pháp lý: khi hoạt động kinh doanh bạn buộc phải khai báo về mặt pháp lý và thực hiện các nghĩa vụ khác nhau theo đúng quy định của pháp luật đặc biệt là khai báo thuế và nộp thuế.

Bạn có thể lựa chọn hình thức Hộ Kinh Doanh hoặc Công ty TNHH. Mỗi hình thức sẽ có những ưu nhược điểm riêng, nếu đây là lần đầu kinh doanh bạn nên lựa chọn hình thức Hộ Kinh Doanh. Với hình thức này bạn có thể liên hệ với Uỷ ban nhân dân Quận/Huyện để được hướng dẫn về khai báo kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế.

Nguồn tài chính: Đây cũng là một trong những phần rất quan trọng khi lên ý tưởng, bạn có thể sử dụng 100% nguồn tiền của mình hoặc kêu gọi vốn đầu tư.

Khi sử dụng 100% nguồn tiền của mình ưu điểm là bạn sẽ không bị chi phối quá nhiều bởi ý kiến của người khác, có quyền quyết định tuyệt đối về vấn đề kinh doanh.

Kêu gọi vốn đầu tư bạn có thể chia sẻ rủi ro tài chính với những người chung vốn, có sự hỗ trợ về mặt ý tưởng, nhân lực từ những người góp vốn chung.

II. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Thị trường cà phê Việt Nam hiện nay đang trên đà tăng trưởng khá lạc quan, xu hướng dùng cà phê của người Việt cũng ngày một tăng cao. Đối với một số người thì cafe còn có thể gây “nghiện”, nếu một ngày không được nhâm nhi một tách cafe theo cách của mình sẽ cảm thấy thiếu đi thứ gì đó khó tả.

Mỗi người lại chọn cách thưởng thức cà phê theo thói quen và sở thích khác nhau. Đối với các bạn trẻ không chỉ đến quán cà phê để thưởng thức mà còn để trải nghiệm, check in sống ảo trong những quán có không gian đặc biệt…

=> Thị trường và nhu cầu ngày càng cao nên các quán cafe mọc lên cùng ngày càng nhiều hơn mỗi quán lại có một điểm riêng biệt. Bạn muốn kinh doanh quán cafe thành công bạn cần hiểu rõ đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến, đưa ra những ý tưởng độc đáo và làm tốt hơn đối thủ để thu hút khách hàng.

III. Lựa chọn trang thiết bị cho quán

Bạn nên biết quán mình cần những thiết bị và dụng cụ nào trước khi bắt tay vào thiết kế cấu trúc của quán.

1. Thiết bị, dụng cụ dành cho khu vực quầy pha chế:

  • Máy pha cà phê (nếu bạn có ý định kinh doanh quán cafe theo mô hình hiện đại)
  • Máy xay cà phê hạt
  • Phin cà phê dạng lớn và phin cà phê loại nhỏ
  • Ly tách, đĩa
  • Muỗng, ống hút, cây khuấy đường
  • Giá inox để cốc
  • Bồn rửa
  • Vòi dẫn nước và vòi thoát nước
  • Bình trà
  • Máy xay sinh tố
  • Máy ép trái cây
  • Bình nhựa trong có nắp
  • Tủ mát để chứa trái cây tươi
  • Tủ kem (nếu muốn bán cả kem)
  • Thùng chứa đá
ĐỌC THÊM  Cà phê sẽ làm gì với cơ thể bạn

2. Khu vực kho và tủ chứa

Khu vực này cần phải khô ráo, không bị ẩm thấp bởi khu vực này để các loại nguyên liệu như bột cà phê, sữa, đường…

3. Khu vực quầy thu ngân

Cần chuẩn bị bàn, ghế, ngăn kéo dự trữ các loại giấy tờ hoá đơn cơ bản. Máy vi tính có cài phần mềm tính tiền, máy cà thẻ, ghim hoá đơn…

4. Dành cho khu vực khách ngồi

Khu vực này sẽ dành cho khách hàng của bạn nên lựa chọn bàn ghế tạo được cảm giác thoải mái, thư giãn, có ghế tựa và bàn cà phê không quá cao giúp khách hàng thấy thoải mái nhất có thể thì cơ hội họ quay lại sẽ càng cao.

IV. Vị trí và thiết kế của quán cà phê

1. Vị Trí

Vị trí kinh doanh quán cafe chính là một yếu tố quyết định trong việc quán cà phê của bạn có thành công hay không?

Vị trí bạn chọn nên đảm bảo được các yếu tố sau:

– Giao thông nên chọn những cung đường có dòng giao thông 2 chiều nó sẽ đông hơn và khả năng thu hút khách cũng đông hơn.

– Tính dễ tìm, dễ tới của quán, mức độ rộng của làn đường tránh những trường hợp khu vực bạn mở quán thường xuyên ách tắc.

– Người Việt chủ yếu là đi xe máy nên cần có bãi đậu xe thuận tiện nhất cho khách hàng.

– An ninh xung quanh cần đảm bảo khu vực an ninh tốt, không gây ảnh hưởng tới khách hàng và mức độ an toàn của tài sản trong quán cà phê (thiết bị, vật dụng trong quán).

– Diện tích của quán cần đủ lớn để có thể chứa được một lượng khách nhất định mà bạn mong muốn.

2. Thiết kế của quán

– Thiết kế cấu trúc của quán: Bạn sẽ cần đến tư vấn của công ty thiết kế để định hình tốt nhất cho phong cách của bạn. Trong thiết kế cấu trúc thì khu vực quầy pha chế chính là khu vực quan trọng nhất.

Thiết kế quầy pha chế cần đảm bảo: + Bề sâu của quầy để đặt được các thiết bị, dụng cụ pha chế đồ uống như máy pha cà phê, kệ inox đựng đồ khô cần thiết, máy xay sinh tố…

+ Kích thước đủ dài, rộng để khi lắp đặt xong các thiết bị pha chế vẫn có đủ diện tích và thuận tiện nhất cho các thao tác pha chế của Barista.

+ Độ cao của quầy thích hợp để khi thao tác pha chế và rửa ly tách không bị mỏi do độ cao không khoa học.

– Thiết kế nội thất: Thành công của thiết kế nội thất của một quán cà phê chính là sự hoà hợp của các yếu tố bao gồm hệ thống decor, tranh, phong cách bày trí bàn ghế, không gian chung… Bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia trang trí.

– Thiết kế menu cho quán: Không gian và thiết kế của quán sẽ không đủ để khách hàng quay lại điều quan trọng để bạn có những khách hàng trung thành thì menu chính là yếu tố quyết định.

Phin Việt gợi ý cho bạn một số menu như sau:

Menu gợi ý (1)
Menu gợi ý (1)
Menu gợi ý (2)
Menu gợi ý (2)
Menu gợi ý (3)
Menu gợi ý (3)
Menu gợi ý (4)
Menu gợi ý (4)
Menu gợi ý (5)
Menu gợi ý (5)
Menu gợi ý (6)
Menu gợi ý (6)
Menu gợi ý (7)
Menu gợi ý (7)

=> Hãy tham khảo những menu trên để đưa ra một menu phù hợp nhất cho quán nhé.

3. Không khí của quán 

– Ánh sáng: ánh sáng của quán sẽ có được từ ánh sáng tự nhiên và ánh sáng do hệ thống đèn. Cách để có ánh sáng tốt nhất, phù hợp cho quán cà phê của bạn là tìm hiểu hiểu hình ảnh một số quán có ánh sáng dễ chịu và mang lại cảm giác ấm áp sau đó hãy nhờ chuyên gia kỹ thuật thiết kế và tư vấn mua thiết bị phù hợp nhất.

kinh doanh quán cafe
Lựa chọn ánh sáng phù hợp

Lưu ý: Nên chọn loại bóng đèn tiết kiệm điện năng vì bạn sẽ phải chi trả cho các khoản tiền điện, nước hàng tháng.

=> Hệ thống ánh sáng nên chia theo từng khu vực để phù hợp với những nhu cầu khác nhau của khách hàng và có công tắc vặn điều chỉnh mức độ sáng tối của đèn.

– Âm nhạc: Một trong những yếu tố định hình phong cách của quán cà phê, nên lựa chọn theo thị hiếu của khách hàng.

=> Nếu phong cách quán của bạn nhẹ nhàng sang trọng có thể bật những bản nhạc hoà tấu, du dương. Nếu phong cách cổ điện thì có thể bật những bài ca bất hủ… Bạn có thể kết hợp các bản nhạc, bài hát với nhau để tạo nên phong cách nhất định.

– Nhiệt độ: giữ nhiệt độ của quán cà phê mát hay ấm vừa phải để tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng của bạn.

– Vệ sinh: những khu vực trong quán cà phê như sàn nhà, bàn ghế, đồ trang trí, quầy bar… đều phải vệ sinh thường xuyên và đảm bảo không có bụi bẩn nếu bạn không muốn quán của mình trở nên tồi tàn.

Đặc biệt lưu ý với nhà vệ sinh là nơi quan trọng để khách hàng đánh giá mức độ sạch sẽ của quán.

V. Phương pháp marketing

Các phương pháp marketing thông thường sẽ bao gồm các mẫu quảng cáo nhỏ, các trang quảng cáo trên báo chí, website…

Nhưng những kênh quảng cáo nào sẽ tốn chi phí khá cao bạn nên cân nhắc và sử dụng đầu tư một cách hợp lý nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm làm marketing và bán hàng quán cà phê hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

ĐỌC THÊM  Túi đựng cà phê Phin Việt – Giá rẻ nhưng chất lượng không hề rẻ

1. Today’s specials: Bạn nên update thường xuyên những món đặc biệt và món mới hàng ngày lên facebook và website để khách hàng thấy bạn thường xuyên.

2. Tạo dấu ấn để khách hàng nhớ về bạn: Hãy tạo dựng cho quán cafe mình những nét độc đáo và luôn năng động là bí quyết để thành công hơn đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn có thể chia sẻ những mẹo hay về pha chế, những điều thú vị về cà phê hay mỗi tuần hướng dẫn pha chế 1 loại nước độc đáo trên facebook hay website của bạn.

3. Các sự kiện hàng tuần, hàng tháng: Mời các hội, nhóm trên facebook đến tụ họp ở quán cà phê của bạn, ghi lại thông tin của họ và có những chương trình ưu đãi dành riêng cho những hội nhóm ấy, nếu duy trì được hoạt động này thì quán của bạn sẽ có một lượng doanh thu ổn định.

4.Tham khảo ý kiến khách hàng: Hãy hỏi khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của quán. Sau đó bạn có thể hỏi đã được nhân viên giới thiệu về món mới này chưa? Anh/chị đã dùng thử món đặc biệt của quán em chưa?…

5. Giảm giá: In thông tin giảm giá đặc biệt trên hoá đơn cho lần tới tiếp theo của khách hàng, bạn có thể tham khảo các phần mềm tính tiền quán cà phê để đưa ra mức giảm giá phù hợp, đây là công cụ cực kỳ mạnh mẽ và hiệu quả.

6. Thẻ thành viên: dùng cách này để khuyến khích khách hàng quay lại lần sau thì thẻ tích điểm sẽ có tác dụng tốt nhất, bạn có thể áp dụng các chương trình như: mua 10 tặng 1, mua 1 tặng 1 khi giới thiệu bạn bè người thân đến quán hoặc giảm giá theo nhóm từ 10 người trở lên…

7. Tạo combo đặc biệt: combo đồ ăn và quà tặng cho những dịp đặc biệt như xem bóng đá, tết thiếu nhi… combo đồ ăn sáng, trưa…

8. Happy hour: Giảm giá nhiều hơn vào những giờ vắng khách hoặc có những chính sách đặc biệt cho giờ vàng.

9. Phiếu quà tặng: Tặng khách hàng phiếu quà có giá trị 100.000đ đến 200.000đ dành cho khách uống cà phê tại quán. Khách có thể sử dụng hoặc tặng cho người thân, bạn bè… Bạn cũng cần có điều kiện đi kèm theo cho việc sử dụng phiếu quà tặng này.

10. Vip party: Thi thoảng có 1 party miễn phí đồ ăn hoặc đồ uống dành cho khách hàng lâu dài và trung thành, có thể tặng thêm 1 đồ nữa nếu họ đi cùng người thân, điều đó sẽ có sức lan toả mạnh mẽ hơn, rất hiệu quả 

Cac Phuong Phap Mkt
Sử dụng các phương pháp marketing cho quán

VI. Quản lý nhân viên

Là chủ một quán cafe ngoài việc phục vụ tốt nhất cho khách hàng bạn cần phải hiểu nhân viên của mình. Bạn cần có phương pháp hợp lý để nhân viên của bạn cảm thấy thoải mái và năng lượng làm việc mỗi ngày.

– Lắng nghe và cho phép nhân viên đề xuất ý kiến với bạn

– Hiểu những vấn đề nhân viên mắc phải để đưa ra phương án giải quyết hợp lí nhất

– Có nguyên tắc và quy định chung của quán, hình thức xử phạt nếu vi phạm

– Minh bạch với nhân viên và có chế độ thưởng khuyến khích dành cho những nhân viên hoàn thành tốt công việc

=> Để quản lý công việc kinh doanh quán cafe tốt và giúp nhân viên hoạt động hiệu quả, đạt năng suất bán hàng tối ưu chủ quán có thể trang bị cho mình hệ thống phần mềm quản lý bán hàng để cửa hàng hoạt động trơn tru hơn. Bạn sẽ có được những đánh giá chính xác dựa trên kết quả làm việc của mỗi nhân viên.

Vậy làm sao để có thể quản lý nhân viên một cách hiệu quả nhất? Làm sao để nhân viên luôn làm việc với tinh thần thoải mái vui vẻ >> Xem ngay: 9 nguyên tắc quản lý nhân viên cho quán cafe

VII. Nguyên tắc kiểm soát và phân tích kinh doanh quán cafe

Quy trình kiểm soát và phân tích kinh doanh của một quán cà phê sẽ được chia ra làm 3 giai đoạn, đầu tiên Giai đoạn đầu vào – Giai đoạn vận hành – Giai đoạn kiểm tra/ đánh giá

1. Giai đoạn đầu vào

– Thu mua hàng hoá: Bạn phải tìm đối tác cũng cấp các loại hàng hoá uy tín từ đầu có chính sách giá cả, giao hàng tốt nhất và có chứng từ rõ ràng về để thuận tiện cho việc kiểm soát hàng hoá.

– Thống kê hàng hoá để quản lí: những tài sản cố định (tài sản khấu hao lớn như: máy cà phê, máy xay…), tài sản nhỏ (như cốc, đĩa…)

– Khai báo qua phần mềm quản lý: danh mục hàng hoá, giá cả, danh mục thu/chi, định lượng…

– Bạn bắt buộc phải có kho hàng để dự trữ, bảo quản và kiểm soát tài sản.

– Kiểm kê hàng hoá khi nhập vào phần mềm (lưu ý: khi nhập vào hàng hoá cần có cùng đơn vị )

2. Giai đoạn vận hành

Ở giai đoạn này cần khai báo rõ định lượng của hàng hoá để bạn có thể kiểm soát một cách tốt nhất.

Ví dụ: định lượng 1kg cà phê hạt bằng 40 ly cà phê, 1kg mãng cầu bằng 6 ly sinh tố…

Tiếp theo nhập hàng hoá vào phần mềm: với các quán cafe nhỏ bạn có thể dùng phần mềm phanmemcaphe.com đây là phần mềm sử dụng free vĩnh viễn

=> Ở giai đoạn này nên thực hiện theo quy trình tác nghiệp: Phục vụ – thu ngân – pha chế.

3. Giai đoạn kiểm tra/đánh giá

Đây chính là giai đoạn bạn đánh giá quán cà phê của mình có hoạt động hiệu quả hay không và thay đổi cách hoạt động sao cho phù hợp nhất.

ĐỌC THÊM  Ngoài đẹp da, cà phê còn rất nhiều tác dụng không tưởng

Giai đoạn này bạn cần kiểm tra các yếu tố sau:

– Quy trình tác nghiệp có phù hợp với tình hình nhân sự hay không? nếu không điều chỉnh cho phù hợp nhất

– Kiểm tra doanh thu hàng ngày và các khoản thu chi

– Kiểm soát số lượng hàng hoá trong kho nên kiểm tra 1 tuần/ 1 lần

– Đối chiếu số lượng thực tế so với trên phần mềm đánh giá

– Dựa trên báo cáo thu chi, nguyên vật liệu… để đánh giá chất lượng và có phương án kinh doanh quán cafe hiệu quả.

VIII. Xác định chi phí và dự trù chi phí

Phần tiền vốn mà bạn sẽ cần để huy động cho việc mở quán cà phê sẽ bao gồm các chi phí đầu tư ban đầu dựng quán và ước tính chi phí 3 tháng đầu tiên khi quán hoạt động. Nếu không chuẩn bị trước phần tiền này bạn có thể rơi vào khủng hoảng và không kịp xoay sở khi khó khăn xảy đến.

=> Hãy lập ra một bảng excel và tổng cộng chi phí cũng như lượng tiền vốn mà bạn cần huy động để chuẩn bị tốt nhất cho dự án kinh doanh của mình.

Phin Việt sẽ ví dụ về quy mô đầu tư của một quán cà phê nhỏ cho bạn dễ hình dung nhé!!

1. Hoạch định chi phí đầu tư ban đầu

Mặt bằng cho một quán cà phê tối thiểu sẽ là 5 * 16m (80m2) bạn có thể áp dụng cả uống cafe tại chỗ và cafe mang đi.

Có thể bố trí tối ưu diện tích như sau:

Các hạng mục như khu pha chế, thu ngân, rửa ly, wc bạn có thể để chiếm khoảng 28m2 cụ thể:

– Khu vực quầy pha chế và rửa ly: 4.2 * 2.5m = 7.15 m2

– Khu rửa ly: 1.3 * 2m = 2.6 m2

– WC: 10m2 (2 * 5m)

– Khu vực để xe nên tận dụng mặt tiền bên ngoài để đậu xe hoặc có bãi để xe riêng cho khách.

Số không gian còn lại dùng để bố trí bàn ghế, cây cối… set up một cách đẹp nhất để có một không gian ấn tượng với khách hàng.

– Số lượng bàn ghế: 10 bộ mỗi bộ chiếm tối ưu 5m2 ( chọ bàn ghế tuỳ theo bạn định hình phong cách quán)

2. Các khoản chi phí đầu tư

a, Định phí: gồm những chi phí cố định hoặc ít thay đổi

Thuê mặt bằng: 20 triệu/tháng.

Khấu hao tài sản: 150 triệu/24 tháng = 6.25 triệu.

Lãi vay (giả định vay 150 triệu): 1% * 150 triệu = 1.5 triệu.

Nhân sự (cơ số ca cao điểm 3 người, thấp điểm 2 người): 18 triệu.

Điện, nước, internet, đổ vỡ, hao hụt: 3 triệu.

Chi phí mối quan hệ, chung chi: 1 triệu

Tổng định phí = 50 triệu/tháng

b, Biến phí:

Biến phí sẽ bao gồm những chi phí thay đổi nhiều khi sản lượng bán ra thay đổi chủ yếu là nguyên vật liệu chiếm từ 35 –  40% doanh thu của quán.

Nếu ví dụ biến phí của quán là 40% ta có thể tính được mức doanh thu hoàn vốn của tháng là: 50 triệu * 100/60 = 88.3 triệu/ tháng

Như vậy doanh thu hoà vốn bạn cần đạt được là 88.3 triệu/ tháng tức 2.94 triệu/ ngày.

=> Như vậy nếu với mức đầu tư bạn bỏ ra là 150 triệu đồng + tiền thuê nhà + tiền đặt cọc sẽ là 210 triệu đồng tương ứng mức doanh thu hoà vốn là 88.3 triệu đồng/ tháng. Định phí hàng tháng là 50 triệu đồng/ tháng nếu không có khách bạn sẽ bị lỗ 50 triệu/ tháng do đó muốn duy trì bạn cần có 150 triệu đồng. Trong thực tế khi bắt đầu dự án kinh doanh quán cafe của bạn thì mức chi phí và định phí có thể khác nên hãy tính kỹ lượng để dự án của bạn hoàn thiện suôn sẻ.

IX. Gợi ý một số mô hình cà phê

Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng kinh doanh quán cafe sau:

1. Cà phê sách

Bạn có thể kết hợp cà phê và sách với không gian yên tĩnh và nhiều chủ đề sách hay, đa dạng cho những người yêu sách lựa chọn kiểu như một dạng thư viện mini nhưng có không gian đặc biệt hơn. Số vốn cho mô hình này khá lớn bạn có thể cân nhắc và chọn mức đầu tư phù hợp.

Quan Ca Phe Sach
Cà phê sách

2. Quán cà phê có phong cách cổ điển

Với ý tưởng này bạn cần có tư duy sáng tạo để thiết kế quán, không gian quán phải trầm, nhạc phù hợp với không gian chính là điểm mạnh thu hút khách hàng.

Quan Ca Ph Pc Co Dien
Cà phê có phong cách cổ điển

3. Cà phê hát cho nhau nghe

Với những quán này bạn cần có giàn karaoke với âm thanh chuẩn, không gian thiết kế lãng mạn, nên có ca sĩ để phòng trường hợp khách không đăng ký nhé. Chú ý: bạn cần thiết kế để không ảnh hưởng đến hàng xóm.

Quan Ca Phe Acoutic
Cà phê hát cho nhau nghe

4. Cà phê thú cưng

Quán của bạn có thể cần phải nuôi thêm một vài con thú cưng, có thể cùng loài hay khác loài. Ví dụ như: mèo, hay có vài chú chó dễ thương, hoặc toàn cá cảnh… Lưu ý là chăm sóc thú cưng để làm điểm nhấn cho quán nên bạn cũng phải rất yêu thú cưng nhé, nếu không chúng rất bẩn thỉu và bạn sẽ chóng nản.

Quan Ca Phe Thu Cung
Cà phê thú cưng

5. Cà phê tiếng anh

Đòi hỏi bạn phải kết nối được những người có nhu cầu học tiếng anh và yêu thích tiếng anh. Bạn cần có leader dẫn dắt câu lạc bộ trong quán cà phê để mỗi buổi off trở nên thú vị hơn nhé.

Phin Viet 7

Kết luận: Nếu bạn đang muốn kinh doanh thì hãy bắt đầu những dự án nhỏ phù hợp với khả năng của mình. Muốn làm quán cà phê thành công thì bạn đừng chỉ bán cà phê mà hãy bán cho khách hàng không gian, cảm giác thú vị thậm trí là những trải nghiệm để họ nhớ đến bạn.

Phin Việt hy vọng những kiến thức trên có thể giúp ích cho dự án hằng mơ ước của bạn. Bạn hãy nhớ “thành công sẽ không bao giờ đến với những người thích bình lặng và cao gối ngủ êm mỗi đêm”

Tham gia ngay group tuyển dụng nhân viên cho quán cafe để bổ sung nhân sự cho quán cũng như cập nhật tình hình các cuộc thi chuyên nghiệp dành cho barista

 

14 bước quan trọng để tạo ra một tách Espresso tuyệt hảo

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất cà phê

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *